• Hotline: 0901.877.158
  • Email: info@inpa.com.vn
vien

Nguyên tắc thiết kế kho hàng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp

  • 05/10/2022

Thiết kế kho hàng là một công việc cần thiết, đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc để đạt hiệu quả tối đa. Bằng cách tận dụng khả năng thiết kế nhà kho tốt, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc quản lý kho hàng, tối ưu hóa không gian có sẵn, tối ưu hóa diện tích lưu trữ. Đảm bảo quá trình quản lý kho diễn ra thuận tiện, đơn giản và không tốn nhiều công sức, mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Cùng INPA tìm hiểu nguyên tắc thiết kế nhà kho trong bài viết này nhé!

Tại sao cần thiết kế kho hàng?

Thiết kế kho hàng là một hoạt động cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nhờ vậy, người kinh doanh có thể dễ dàng sắp xếp một cách ngăn nắp, tiết kiệm đáng kể chi phí thuê thêm mặt bằng sau này, hay lắp đặt thêm các loại kệ kho hàng không phù hợp.

Đối với các doanh nghiệp lớn, việc thiết kế kho hàng khoa học không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp người quản lý kho dễ dàng tìm kiếm hàng hóa mà không bị lộn xộn, đẩy nhanh thời gian và giảm hao phí sức lao động.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sản xuất số lượng lớn hàng hóa hàng ngày, kho hàng được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả. Hàng hóa được sắp xếp đúng vị trí và được phân ranh giới rõ ràng, tạo ra các khu vực hoạt động riêng với các khu vực kệ chứa hàng dùng để lưu trữ khác nhau.

Bên cạnh đó, thiết kế kho giúp hàng hóa được lưu thông, đảm bảo quá trình sản xuất xuyên suốt không bị gián đoạn. Hàng hóa được bảo quản tốt, hạn chế hư hỏng, mất mát, giảm thiểu chi phí mua sắm vật tư, nguyên liệu.

Nguyên tắc thiết kế kho hàng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp

Những nguyên tắc vàng trong việc thiết kế kho hàng

Với tầm quan trọng của thiết kế kho hàng, để tận dụng tối đa nhà kho của mình, bạn cần áp dụng các tiêu chí thiết kế sau:

1. Mục tiêu của kho hàng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định chính xác kho hàng được xây dựng nhằm mục đích gì. Trên cơ sở này, thiết lập các yếu tố đáp ứng nhu cầu sử dụng kho như: quy mô, diện tích, tỷ lệ kho, phân chia hàng hóa lưu trữ trong từng kho, kết cấu kho,...

2. Kế hoạch thiết kế kho hàng

Với mục tiêu và nền tảng đã có, xây dựng kế hoạch thiết kế kho hàng chi tiết để bám sát mục tiêu đã nêu và triển khai theo hướng đó. Dưới đây là một số câu hỏi để làm rõ điều này:

  • Các tính năng của sản phẩm là gì?
  • Bao nhiêu sản phẩm được lưu trữ?
  • Đặt hàng hóa trên pallet hay trực tiếp trên kệ?
  • Có bất kỳ nhu cầu lưu trữ đặc biệt nào không?
  • Thời gian bảo quản hàng hóa tối đa là bao nhiêu?
  • Trọng lượng và hình dạng hàng hóa?
  • Các hành động được thực hiện trong kho?
  • Các mặt hàng có trong kho theo mùa không?

Xem thêm: Quản lý kho hàng và các kỹ năng cần có của 1 quản lý kho hàng

3. Vị trí của kho hàng

Vị trí kho hàng cần phải gần với đơn vị vận chuyển. Đảm bảo việc tháo dỡ, phân loại và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, mang đến cho khách hàng những dịch vụ hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nên chọn một địa điểm thuận tiện, sẽ giúp ích cho cả nhà cung cấp. Một thiết kế kho hàng đáp ứng được hai yếu tố này sẽ giúp kho hàng của bạn hoạt động trơn tru hơn, ít xảy ra sự cố hơn.

4. Không gian của kho hàng

Không gian nhà kho nên được phân chia thành các khu vực như: tiếp nhận, lấy hàng, lưu kho, đóng gói và gửi hàng. Muốn vậy, đơn vị kho phải nắm rõ đặc điểm của từng mặt hàng, quy trình.

Cần xác định các mặt hàng lưu kho có cần đưa vào kho theo mùa hay không. Từ đó, thiết kế không gian kho hàng với diện tích phù hợp với lượng hàng hóa lớn trong giờ cao điểm, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa.

Các khoảng trống trong kho được bố trí ở các vị trí khác nhau giữa các khu vực hàng hóa. Giá kệ kho hàng phải có kích thước phù hợp với tải trọng là lượng hàng hóa cần lưu trữ và xếp dỡ mỗi ngày.

Khu vực sản xuất nên được thiết kế theo một hướng, từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Lưu ý không thiết kế các kho chồng lên nhau dễ dẫn đến khó khăn trong việc xuất nhập hàng hóa.

Nhà kho dùng để bảo quản, cất giữ và chứa đựng các loại hàng hoá khác nhau phải được thiết kế đảm bảo an toàn. Đảm bảo hàng hóa được lưu trữ đúng cách để tránh sự cố và tai nạn bất ngờ.

Xem thêm: Các biện pháp an toàn trong kho đạt chuẩn

Nguyên tắc thiết kế kho hàng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp

5. Kết cấu của kho hàng

Ngoài vị trí và không gian, khi thiết kế kho hàng, các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì, nâng cấp và dọn dẹp cũng cần được quan tâm như:

  • Trần nhà: Sử dụng vật liệu không thấm nước, không nứt nẻ để giảm thiểu độ ẩm cho trần nhà.
  • Sàn: dễ lau chùi, không trơn trượt, độ ma sát cao, thoát nước tốt.
  • Tường và góc: Sử dụng sơn chống thấm để dễ dàng vệ sinh và khử trùng.
  • Cửa ra vào: Tốt nhất là sử dụng hệ thống đóng mở cửa tự động.

6. Kho hàng trang bị đầy đủ các hệ thống theo quy định

Thiết bị sản xuất: Quan sát những vị trí quan trọng cần nguồn sáng, nguồn nước giúp tiết kiệm chi phí ống nước và dây điện, tiện lợi và hiệu quả hơn, phục vụ quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn. Tránh tình trạng hư hỏng, sửa chữa do hệ thống điện hoạt động quá tải ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Trang thiết bị, phương tiện an toàn: Tính mạng con người luôn cần được bảo vệ, vì vậy hệ thống PCCC trong kho phải luôn được chuẩn bị để đảm bảo việc cứu chữa kịp thời nhất, tránh những thiệt hại đáng tiếc do hỏa hoạn, thời tiết và các nguyên nhân khác.

Hệ thống xử lý khí thải: Đây là điều bắt buộc phải có vì nó là tiêu chuẩn được kiểm tra thường xuyên nhất. Giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm và bảo vệ môi trường sống xung quanh kho.

Tham khảo: Các loại kệ chứa hàng nặng phổ biến tối ưu nhà kho hiệu quả

7. Áp dụng phương pháp FAST trong thiết kế kho hàng

Ngoài các nguyên tắc trên, các chủ doanh nghiệp cũng nên áp dụng phương pháp FAST khi thiết kế kho hàng, cụ thể là:

F – Flow (Dòng chảy): Lập kế hoạch hoạt động rõ ràng và logic. Đảm bảo rằng việc luân chuyển hàng hóa qua kho luôn diễn ra tự nhiên và không bị gián đoạn.

A – Accessibility (Khả năng tiếp cận): Các dụng cụ, hàng hóa cần thiết trong kho phải đáp ứng khả năng tiếp cận nhanh chóng, tối ưu hóa quy trình để mang lại hiệu quả cao.

S – Space (Không gian): Không gian được thiết kế tối ưu sẽ giúp nhà kho luôn vận hành trơn tru và giảm bớt phiền phức. Để làm được điều này, chủ kho có thể lắp đặt hệ thống, giá đỡ để lưu trữ tất cả hàng hóa của mình.

T – Throughput (Thông lượng): Quá trình tương tác giữa hàng hóa và không gian nhà kho. Vì vậy, các nhà kinh doanh cần lưu ý đến chiều cao và chiều rộng của thiết kế kho hàng để thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa.

Nguyên tắc thiết kế kho hàng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp

Lựa chọn đơn vị thiết kế kho hàng ở đâu uy tín?

Hiện nay, trong bất kỳ ngành nghề nào (công nghiệp, xuất khẩu, vận tải,...) đều cần có nhà kho chuyên dụng. Vì vậy, thiết kế kho hàng được coi là vô cùng cần thiết và quan trọng để tạo nên một không gian nhà kho hiện đại cho các kho công nghiệp, kho xưởng sản xuất, chế biến hay kho lạnh,…

Với thiết bị phân phối và lưu trữ chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản, công nhân lành nghề và có chuyên môn cao, INPA sẽ giúp khách hàng tư vấn, thiết kế và trang bị một hệ thống lưu trữ toàn diện nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần phải nắm để thiết kế kho hàng đạt chuẩn. Hy vọng bài viết này có thể giúp các nhà kinh doanh hiểu rõ hơn về các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình thiết kế kho hàng. Hãy để INPA cùng bạn tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu kho!

zalo-img.png